Ông Lão Chữa Khỏi Bệnh Giãn Dây Chằng Chỉ Nhờ Cây Na Dại - Thành Phố Mỹ Tho

Unordered List

test banner

TIN NỔI BẬT

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Friday, May 13, 2016

Ông Lão Chữa Khỏi Bệnh Giãn Dây Chằng Chỉ Nhờ Cây Na Dại

Ông lão tự chữa khỏi bệnh giãn dây chằng chỉ nhờ cây na dại

Ông Trản từng bị bệnh giãn dây chằng lưng, vùng thắt lưng đau đớn, chân tê đến mức không thể chủ động việc đi lại, không thể đứng thẳng được. Nhờ bài thuốc từ lá na dại, ông đã điều trị dứt điểm căn bệnh trên.
Ông lão tự chữa khỏi bệnh giãn dây chằng chỉ nhờ cây na dại

Ông Trản và một nhánh cây na dại

Ký ức về những ngày khổ sở do bệnh tật

Ông Nguyễn Ngọc Trản (75 tuổi, trú tại thị trấn Thịnh Long, Hải Hậu, Nam Định) từng là cán bộ của Liên đoàn lao động tỉnh. Hồi ấy, ông đang là lãnh đạo, có thể còn thăng tiến nữa. Tuy nhiên, do căn bệnh giãn dây chằng hành hạ, sức khỏe và tinh thần của ông đều suy giảm trầm trọng nên ông đành dừng quan lộ, tập trung chữa bệnh.

“Nói thật, cái chứng bệnh đau bại (tên khoa học là bệnh giãn dây chằng) làm tôi sống dở chết dở đấy các anh ạ” – ông Trản nhớ lại – “Trong họ nhà tôi không ai bị bệnh này cả. Ai cũng khỏe như vâm, thậm chí có người tám, chín chục tuổi mà vẫn bê vác ầm ầm. Thế mà tôi lại bị đau lưng từ khi hơn năm chục tuổi.

Chắc tại tôi ngồi bàn giấy nhiều quá, hoặc cũng có thể là do tôi nằm ngủ sai tư thế. Chẳng biết nguyên nhân cụ thể thế nào, chỉ biết là một buổi sáng thức dậy, tôi cảm thấy đau rần ở vùng thắt lưng, chân trái cũng tê dại, mất cảm giác.

Một lúc lâu sau đó, cơn đau giảm, tôi mới có thể ra khỏi giường và đi làm. Ngay hôm đó, tôi chưa tìm đến gặp bác sỹ - vì tôi chủ quan, cho rằng đau như vậy cũng không có gì nguy hiểm. Nhưng, khi cơn đau xuất hiện liên tục, tôi buộc phải đến bệnh viện để kiểm tra. Kết luận rõ ràng là tôi bị giãn dây chằng lưng dạng cấp tính, hay gọi nôm na là bị đau bại”.

Chuỗi ngày mệt mỏi, khổ sở vì bệnh tật của ông Trản bắt đầu từ đó. Ông được chỉ định điều trị bằng phương pháp châm cứu. Hàng ngày, sau giờ làm việc, ông đều đặn có mặt tại bệnh viện đa khoa tỉnh để điều trị. Đáng tiếc, phương pháp này không có hiệu quả với ông Trản. Chứng đau lưng, tê chân của ông mỗi lúc thêm trầm trọng.

Ông Trản rùng mình, kể: “Càng châm cứu, tôi càng đau nặng. Đến mức đứng lên, ngồi xuống không được. Thậm chí, buổi sáng, tôi phải bê từng chân xuống giường thì mới có thể ngồi dậy được. Chỉ một động tác rất đơn giản với người bình thường, đối với tôi lại giống như cực hình. Tôi lúc nào cũng nhăn nhó, sầu não, rồi sinh ra cáu bẳn, nóng nảy.

Cùng thời gian đó, bệnh của tôi chuyển sang giai đoạn mãn tính. Cuộc sống của tôi lúc bấy giờ mất hết niềm vui, chỉ còn đau đớn, chán nản”.

Để tiện cho việc chữa bệnh, ông Trản làm đơn xin tổ chức cho lên Hà Nội khám xét, điều trị. Là diện cán bộ, ông được ưu tiên điều trị nội trú tại Bệnh viện E. Gần nửa năm đằng đẵng, ông được cho uống các loại thuốc tốt nhất, kết hợp với nghỉ ngơi và trị liệu phản xạ.

Tuy vậy, thật kỳ lạ là bệnh của ông Trản không có dấu hiệu thuyên giảm. Ông vẫn bị đau lưng, tê chân đến mức không thể chủ động việc đi lại, không thể đứng thẳng. Bác sỹ đành bó tay, ông Trản cũng không hi vọng vào Tây y nữa. Ông chuyển niềm tin sang Đông y.

Chữa bệnh bằng thuốc Nam khiến ông Trản mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Vợ và các con của ông chỉ cần nghe tin ở đâu đó có bài thuốc hay trị bệnh đau bại là “phi” tới, bất kể quãng đường xa gần.

Đáng tiếc, hết thầy lang này đến thầy lang khác đều bó tay không trị được căn bệnh của ông Trản. Tình cảnh như vậy, ông Trản buộc phải chấp nhận rằng phần đời còn lại sẽ sống chung với căn bệnh đau bại.

Cách chữa bệnh giãn dây chằng đơn giản, cực kỳ hiệu quả

Theo nghiên cứu, bệnh giãn dây chằng lưng có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Những người là nhân viên văn phòng, lái xe, phi công, giáo viên, thợ may – những nghề phải ngồi hoặc đứng khom lưng lâu, ít hoạt động thể lực dễ mắc chứng đau vùng lưng, thắt lưng.

Căn bệnh này thường xuất hiện từ tuổi trung niên. Có thể do va chạm, nằm ngồi, bê, khiêng vác, làm việc với máy tính, ngủ sai tư thế… khiến các dây chằng ở lưng và mô mềm vùng thắt lưng bị giãn và cơn đau xuất hiện.

Ông lão tự chữa khỏi bệnh giãn dây chằng chỉ nhờ cây na dại

Ở tuổi 75, ông Trản vẫn rất khỏe mạnh dù từng bị bệnh giãn dây chằng nặng nề

Có khoảng 80% trường hợp bị đau lưng lần đầu không rõ nguyên nhân, chỉ có 6 – 8% trường hợp do bị lệch đĩa đệm cột sống. Có trên 50% bệnh nhân đau lưng khỏi trong vòng 2 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát khá cao sau một tháng trở lên, từ 5-10% bệnh nhân bị đau vùng thắt lưng cấp chuyển thành mạn tính. Trường hợp của ông Nguyễn Ngọc Trả là bệnh đã chuyển thành mạn tính.

Ông Trản chiến đấu với bệnh giãn dây chằng gần chục năm trước khi nghỉ hưu trong tình trạng cơ thể héo hắt, yếu đuối. Ông quyết định không ở lại thành phố mà chuyển về quê là thị trấn biển Thịnh Long với hi vọng không khí trong lành sẽ giúp bệnh của ông sớm khỏi. Tuy nhiên, ở Thịnh Long, thứ chữa khỏi bệnh cho ông Trản không phải là không khí trong lành, mà là một loại cây mọc đầy ven đường.

Để đảm bảo tính “thực tiễn”, ông Trản kéo chúng tôi ra đường, tìm một bụi cây xanh um, cao chừng 2m, lá to hơn bàn tay người lớn.

Ông giảng giải: “Đây là cây na dại, mọc rất nhiều ở miền biển phía Bắc. Cây này tính nóng, vị chua, được bà con ở đây dùng để chữa bệnh đau lưng. Sau khi tôi về hưu trí tại đây, bà con thấy tôi đau lưng như thế nên mách cho tôi dùng cây na dại. Ban đầu tôi không tin lắm, song, sau khi dùng thử và có hiệu quả, tôi đã bị thuyết phục hoàn toàn”.

Được bà con mách nước, ông Trản dùng cây na dại để chữa bệnh đau bại bằng cách: Buổi sáng, khi mặt trời chưa mọc, ông hái một nắm lá (nên chọn lá bánh tẻ, tức là không non cũng không già quá), rửa sạch, vảy khô, rồi giã nát. Cho thêm một cốc nước chừng 300ml, đun sôi, để nguội (có thể cho thêm mấy hạt muối để dễ uống). Sau khi để nguội, lọc bỏ bã và uống một lần duy nhất trong ngày.

“Lần đầu tiên uống nước ấy, tôi phải chuẩn bị một cái chậu ở bên cạnh” – ông Trản hóm hỉnh cho biết – “Để làm gì? Để phòng trường hợp chịu không nổi, phun ra thì chết. Khi uống vào, tôi thấy nhơn nhớt, lợ lợ. Không khó uống như nước nhọ nồi hay rau má, nhưng cũng phải cố gắng lắm tôi mới uống hết được cốc nước lá na dại.

Uống xong, tôi lên giường nằm để nghe ngóng xem cơ thể phản ứng thế nào. Không có gì bất thường cả. Tôi tiếp tục uống đến ngày thứ 2 và thứ 3. Đến ngày thứ tư, tôi thấy bớt đau nhức rõ rệt, chân trái không còn tê bì nữa. Tôi thử đi xe máy thì ngon lành luôn. Tôi càng có niềm tin. Uống tiếp đến ngày thứ 7, thật thần kỳ, cảm giác đau lưng biến mất hẳn. Tôi như người chết đi sống lại, sung sướng quá”.

No comments:

Post Top Ad

Responsive Ads Here