Gò Công là đô thị loại 3 thuộc tỉnh Tiền Giang . Xưa là tỉnh lỵ của tỉnh Gò Công cũ vào thời Pháp thuộc trước năm 1956 và trong giai đoạn 1964-1975 dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
Thị xã Gò Công nằm ở trung tâm phía Đông tỉnh Tiền Giang và tiếp giáp với:
- Giáp huyện Gò Công Đông
- Huyện Gò Công Tây ở Phía Tây
- Phía Bắc giáp tỉnh Long An.
Phượt Gò Công thăm kiến trúc cổ cuối tuần
Từ TP Hồ Chí Minh đi theo hướng quốc lộ 50 với 60km là đến Gò Công – Tiền Giang .
Qua Cầu Mỹ Lợi cây cầu mới đươc xây xong thay thế cho phà Mỹ Lợi . Đứng trên cầu hóng mát nhìn xuống đôi bờ sông ngắm cảnh tàu , xuồng tấp nập thật là thanh bình .
Vừa đặt chân vào Gò Công chúng tôi bắt gặp ngay các công trình cổ từ thời Pháp vẫn còn nguyên ven đến bây giờ .
Đình Trung – Gò Công
Đình Trung thị xã Gò Công, Tiền Giang có diện tích khá lớn. Từ thời xưa đình được gọi là Đình Thành phố, cho tới năm 1882, thị xã Gò Công được gọi là làng Thành phố, tỉnh Gò Công, đình có tên “Đình Thành Phố Thôn”. Đến năm 1930, đình được nâng cấp, xây dựng lại với qui mô bề thế như hiện nay. Tới năm 2004, đình mới đổi tên là Đình Trung.
Đình Trung được xây dựng từ các cây, gỗ quí, bền chắc, phía trước chia làm 5 căn, 6 cột có liễn đối theo cặp và ba bộ cửa hình chữ “Thọ” tròn sơn đỏ. Kiến trúc ngôi đình là một phức hợp, có ba tòa nhà (võ ca, võ quy, chính điện và đều có 3 gian, 2 chái) xếp nếp theo hướng Bắc Nam. Các mái chồng lớp nhau theo thế “sắp đọi”, đầu hồi vươn cao khắc chạm hình “long hổ hội” và hình rùa đội “Hà đồ lạc thư”.
Nhà Đốc Phủ Hải – Gò Công
Nhà Đốc Phủ Hải nằm tại số 49 đường Hai Bà Trưng – thị xã Gò Công – Tiền Giang. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 1994
Một Ngôi Đình Cổ
Dinh Tỉnh Trưởng
Phượt Gò Công chúng ta không thể bỏ qua đia điểm này . Dinh Tỉnh Trưởng xây dựng theo kiến trúc Pháp hoành tráng nhất tỉnh là Dinh chánh tham biện Gò Công (sau này là dinh tỉnh trưởng), được xây dựng vào năm 1885.
Nằm trên đường Nguyễn Văn Côn , công trình được xây bằng toàn bộ vật liệu được mang từ Pháp sang. Dinh thự đồ sộ với quy mô một trệt một lầu, diện tích khoảng 1.000m2. Thế nhưng dinh này bị bỏ quên hơn 20 năm .
Đền Thờ Anh Hùng Dân Tộc Trương Định
Nhà Thờ Thánh Tâm
Lăng Hoàng Gia
Du Lịch Tiền Giang đến Gò Công mà không ghé thăm nơi đây thì quá đáng tiếc luôn.
Cho này không bảng hiêu chỉ dẫn nên khó tìm .
Lăng Hoàng Gia được xây trên gò Sơn Quy (có hình con rùa nên dân gian gọi là Gò Rùa, sau được vua Tự Đức đổi thành Sơn Quy) thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.
Khu lăng được xây dựng trong nhiều năm liền trên diện tích gần 3.000m2, nằm cách thị xã Gò Công khoảng 2km và cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km.
Dòng họ Phạm đã sống lâu đời và nổi tiếng ở đất Gò Công. Ông Phạm Đăng Khoa là người khai hoang lập nghiệp ở xứ này. Phạm Đăng Hưng là hậu duệ đời thứ tư. Vì là ông ngoại vua Tự Đức, cha của Hoàng thái Hậu Từ Dụ, tước Đức Quốc công, nên sau khi Phạm Đăng Hưng mất (1825).
Triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng tại đây nhà thờ và lăng mộ dòng họ Phạm Đăng đúng theo kiến trúc dành cho lăng tẩm vua quan lúc bấy giờ, và được người đời gọi là Lăng Hoàng Gia.
Cuối cùng là ra Biển Tân Thành ăn hải sản .
Nhóm minh đi ngay lúc thủy triều xuống , nên xuống nghịch bùn và cào ngêu luôn , rất thích vụ nghịch này 😀
Hải Sản ở Gò Công
Đầu bãi biển Tân Thành có bán hải sản khá nhìu, có chế biến luôn, giá cũng rẻ
- Mực to, tươi = 70k/kgnghêu 25k/kg
- Sò huyết 70k
- Tôm 200k
Gọi 2.2kg mực xào saté, 2 kg nghêu hấp xả, 1 kg sò huyết rang me.
Tổng cộng 350k gồm tiền chế biến ( Giá tùy mùa nữa nha )
Chọn xong thì cứ việc chạy ra bãi biển ngồi, lát có người đem vào, nhận hàng trả tiền
Một số thông tin trên hy vọng sẽ giúp bạn có 1 chuyến đi thú vị . Được chiêm ngưỡng cảnh đẹp , thưởng thức hải sản tươi ngon.
Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ.
Tổng hợp
No comments:
Post a Comment