Mỏ Bạch Hổ không chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nền kinh tế mà còn trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Mỏ Bạch Hổ cách thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) khoảng 120 km về phía đông nam, thuộc bể trầm tích Cửu Long. Với trữ lượng khoảng 175+300 triệu tấn, mỏ Bạch Hổ được xem là mỏ có lượng dầu khí lớn nhất trên thềm lục địa phía nam Việt Nam.
Mỏ Bạch Hổ còn được ví như “thành phố thép” trên biển với hàng chục giàn khoan vươn thẳng lên bầu trời, là niềm tự hào của ngành dầu khí Việt Nam, một dấu ấn lớn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, biểu tượng của sự hợp tác và hội nhập toàn diện.
Các giàn khoan tự nâng nước sâu hiện đại thuộc xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) được thiết kế và đóng mới bởi các kỹ sư Việt Nam. Khai thác dầu khí là ngành công nghiệp mới được hình thành ở nước ta từ năm 1986, khi những tấn dầu thô đầu tiên được khai thác từ mỏ Bạch Hổ.
Cận cảnh giàn khoan tự nâng Tam Đảo 02.
Từ 4 vạn tấn đầu tiên vào năm 1986, sản lượng dầu mỏ tăng liên tục qua các năm.
Từ 4 vạn tấn đầu tiên vào năm 1986, sản lượng dầu mỏ tăng liên tục qua các năm.
Cụm giàn công nghệ trung tâm số 2 và giàn nén khí lớn thuộc mỏ Bạch Hổ. Ngành công nghiệp dầu khí non trẻ của nước ta không chỉ tập trung vào việc khai thác, mà còn chuẩn bị cho một ngành công nghiệp mới – công nghiệp lọc, hóa dầu với nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), công suất thiết kế 6,5 triệu tấn/năm.
Giàn công nghệ trung tâm số 2 rực sáng trong màn đêm giữa đại dương như một lời khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, một “dấu ấn Việt Nam” tượng trưng cho sự chuyển mình của đất nước.
Khoảnh khắc hoàng hôn buông xuống bên ngọn đuốc thuộc giàn công nghệ trung tâm số 2.
Dầu mỏ cùng các loại khí đốt được coi là “vàng đen”, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động của người dân. Phát triển công nghiệp dầu khí trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Dầu mỏ cùng các loại khí đốt được coi là “vàng đen”, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế cũng như hoạt động của người dân. Phát triển công nghiệp dầu khí trở thành ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
No comments:
Post a Comment