Taxi truyền thống tập 'chống ế' - Thành Phố Mỹ Tho

Unordered List

test banner

TIN NỔI BẬT

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Saturday, September 30, 2017

Taxi truyền thống tập 'chống ế'



Taxi truyền thống tập 'chống ế' bởi luongthetrung
Trước sự bùng nổ của Uber và Grab, taxi truyền thống đã phải liên tục tung đòn chống đỡ, nhằm níu chân khách hàng.
Gần đây, hình ảnh những chiếc taxi truyền thống di chuyển trên đường phố với khẩu hiệu nhằm "phản pháo" taxi công nghệ ở đuôi xe không còn xa lạ với người dân Hà Nội. Trong khi Taxi Sao Thủ đô có khẩu hiệu: "Đi taxi truyền thống là bảo vệ nguồn tài chính quốc gia" thì thông điệp của Taxi Mỹ Đình là: "50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỷ đồng nhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?". Một số hãng khác cũng đang có động thái tương tự trước sự lấn át ngày một mạnh mẽ từ Uber và Grab.

Những lập luận xoay quanh câu chuyện thất thoát ngân sách quốc gia khi triển khai taxi công nghệ cũng được đề cập trong đơn khiếu nại mới đây của Hiệp hội Taxi Hà Nội gửi các cơ quan có thẩm quyền. Hiệp hội ước tính theo số liệu họ tự thu thập được, mỗi năm Uber và Grab đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài, bình quân mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng.

Ngoài cách thức cùng nhau dán khẩu hiệu trên mỗi chuyến xe, nhiều hãng mới đây cũng tìm cách truyền thông tới từng khách hàng thông qua những tài xế về ưu điểm của taxi truyền thống và nhược điểm của loại hình kiểu Uber, Grab. Thay vì chỉ đón và vận chuyển khách, không ít tài xế truyền thống hiện cũng chủ động giải thích cho khách hàng về chính sách cước mới của hãng. "Nếu khách thích với việc đặt xe qua ứng dụng thay vì phải vẫy hoặc gọi tổng đài như trước, chúng tôi sẽ tư vấn họ ứng dụng đặt xe của mình", một tài xế của hãng Ba Sao tại Hà Nội nói.

Vài tháng nay, các hãng taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công... cũng đua nhau ra mắt ứng dụng đặt xe trên điện thoại, nhằm nâng cao hiệu hoạt động và minh bạch giá cước, quãng đường.
Để khuyến khích khách đặt xe qua ứng dụng, nhiều hãng còn áp dụng thêm mã khuyến mại từ 20.000-30.000 đồng, tương tự như các đối thủ Uber hay Grab. Thậm chí, có hãng còn chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng smartphone, không cần tiền mặt, thông qua ví điện tử.

Bên cạnh việc triển khai công nghệ, Vinasun trước đó còn cho tài xế bán bưởi trên xe. Đây là động thái nhằm tăng thu nhập, để giữ chân tài xế của "ông lớn" taxi Sài Gòn trong bối cảnh 8.000 nhân viên nghỉ việc trong 6 tháng đầu năm nay.
Thậm chí, Công ty cổ phần Mai Linh Miền Bắc đang có kế hoạch triển khai thêm dịch vụ xe ôm trong tháng sau. Trước đó, Vinasun cũng cho biết đang nghiên cứu thị trường, cân nhắc lợi ích để phát triển dịch vụ gọi xe ôm trực tuyến.

Ngoài những động thái tự chuyển mình, Hiệp hội Taxi Hà Nội tiếp tục có kiến nghị tới cơ quan quản lý về loại hình kinh doanh của đối thủ. Trong tuần này, cơ quan này vừa yêu cầu "dừng khẩn cấp Uber, Grab" với lý do lo ngại bất ổn xã hội khi lượng xe Uber và Grab đã vượt 50.000 chiếc.

Trước đó, chính Hiệp hội từng đề xuất thí điểm cấm đường Uber, Grab trên một số tuyến phố. Lý do được cơ quan này đưa ra là Hà Nội hiện có rất nhiều tuyến phố cấm xe taxi hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của taxi truyền thống với các loại hình đặt xe qua mạng như Uber, Grab...

No comments:

Post Top Ad

Responsive Ads Here