Bà Lê Thị Ngọc Thu ở ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, là người đi đầu trong việc chuyển đổi sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là cán bộ cơ sở giỏi.
Theo gương bà, trên 100 hộ dân trong ấp đã hưởng ứng hiến đất hai tuyến đường Hóc Lựu và Lộ Làng đi qua ấp Bình Phong để thi công mở rộng, nâng cấp con đường khang trang, đạt chuẩn nông thôn mới, tạo thuận lợi trong giao thương, buôn bán, tiêu thụ nông sản hàng hóa cũng như đi lại, học hành tại địa phương. Nhờ vậy, xã Tân Mỹ Chánh trở thành xã đầu tiên hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Tiền Giang.
Bà Thu luôn quan tâm xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đi đầu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2016, Chi bộ ấp Bình Phong được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.
Ông Lê Ngọc Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ Chánh đánh giá, bà Thu là tấm gương cán bộ cơ sở giỏi việc nước, đảm việc nhà. Bà đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, vinh danh về những đóng góp tích cực trong sản xuất, làm giàu chính đáng.
Trên cương vị Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận ấp, bà Lê Thị Ngọc Thu đóng vai trò rất lớn trong công tác vận động quần chúng, chung tay xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh là vùng ven thành phố Mỹ Tho, nơi tốc độ đô thị hóa nhanh, được khuyến khích chuyển đổi từ mô hình độc canh cây lúa sang mô hình nông nghiệp đô thị với các cây trồng, vật nuôi phù hợp như trồng cây ăn quả, trồng hoa kiểng, nuôi bò, dê...
Đối với cây dừa, sau 3 năm đã bắt đầu cho trái, vài năm sau năng suất cao, thu nhập ổn định. Trung bình mỗi năm, gia đình bà thu hoạch được gần 15.000 trái dừa, bán với giá bình quân 3.500 đồng đến 4.000 đồng/trái, thu gần 60 triệu đồng. Chanh không hạt được trồng xen dưới tán dừa, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 3 tấn quả, bán với giá bình quân 3.000 đồng/kg, thu khoảng 90 triệu đồng.
Nếu tính cả hai nguồn lợi dừa Mã Lai và chanh không hạt trên diện tích canh tác 1 ha, bà Thu đạt giá trị sản xuất 150 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng.
Nhờ lãi khá, bà Thu tích lũy và mua thêm được 1,25 ha đất, nâng tổng quỹ đất canh tác lên 2,25 ha. Trên toàn bộ diện tích đất, bà Thu trồng dừa Mã Lai và chanh không hạt. Đây là mô hình thích hợp vùng ven đô thị đất hẹp, người đông và nhu cầu thị trường lớn, đầu ra nông sản hàng hóa luôn ổn định.
Thế nhưng để đạt thành công, theo bà Thu, cần chú trọng bón nhiều phân hữu cơ thay cho phân vô cơ; phun thuốc ngừa sâu bệnh định kỳ; thường xuyên vệ sinh vườn tược thông thoáng để giúp quá trình trao đổi chất tốt, cây sung mãn cho năng suất cao, đồng thời hạn chế được sâu bệnh...
Với mô hình trên, trong năm vừa qua, bà Thu đạt giá trị sản xuất gần 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 300 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình còn giúp giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Với vai trò Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Bình Phong, bà Thu luôn gương mẫu đi đầu, tích cực vận động quần chúng hưởng ứng các phong trào địa phương phát động, đặc biệt là góp công sức kiến thiết hạ tầng nông thôn, chung sức xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo, khắc phục ô nhiễm môi trường, xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn…
Bản thân bà Thu hàng năm hỗ trợ từ 2 đến 3 hộ nghèo trong ấp về cây, con giống, cho mượn vốn làm ăn, chuyển giao kỹ thuật giúp tổ chức lại sản xuất theo hướng nông nghiệp đô thị hiệu quả để vượt khó thoát nghèo. Hưởng ứng phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, bà Thu đi đầu hiến trên 500 m2 đất để thi công con đường Hóc Lựu qua ấp Bình Phong.Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh là vùng ven thành phố Mỹ Tho, nơi tốc độ đô thị hóa nhanh, được khuyến khích chuyển đổi từ mô hình độc canh cây lúa sang mô hình nông nghiệp đô thị với các cây trồng, vật nuôi phù hợp như trồng cây ăn quả, trồng hoa kiểng, nuôi bò, dê...
Đối với cây dừa, sau 3 năm đã bắt đầu cho trái, vài năm sau năng suất cao, thu nhập ổn định. Trung bình mỗi năm, gia đình bà thu hoạch được gần 15.000 trái dừa, bán với giá bình quân 3.500 đồng đến 4.000 đồng/trái, thu gần 60 triệu đồng. Chanh không hạt được trồng xen dưới tán dừa, mỗi năm đạt sản lượng khoảng 3 tấn quả, bán với giá bình quân 3.000 đồng/kg, thu khoảng 90 triệu đồng.
Nếu tính cả hai nguồn lợi dừa Mã Lai và chanh không hạt trên diện tích canh tác 1 ha, bà Thu đạt giá trị sản xuất 150 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 100 triệu đồng.
Nhờ lãi khá, bà Thu tích lũy và mua thêm được 1,25 ha đất, nâng tổng quỹ đất canh tác lên 2,25 ha. Trên toàn bộ diện tích đất, bà Thu trồng dừa Mã Lai và chanh không hạt. Đây là mô hình thích hợp vùng ven đô thị đất hẹp, người đông và nhu cầu thị trường lớn, đầu ra nông sản hàng hóa luôn ổn định.
Thế nhưng để đạt thành công, theo bà Thu, cần chú trọng bón nhiều phân hữu cơ thay cho phân vô cơ; phun thuốc ngừa sâu bệnh định kỳ; thường xuyên vệ sinh vườn tược thông thoáng để giúp quá trình trao đổi chất tốt, cây sung mãn cho năng suất cao, đồng thời hạn chế được sâu bệnh...
Với mô hình trên, trong năm vừa qua, bà Thu đạt giá trị sản xuất gần 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 300 triệu đồng. Ngoài ra, mô hình còn giúp giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập khoảng 3 triệu đồng/người/tháng.
Với vai trò Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban công tác Mặt trận ấp Bình Phong, bà Thu luôn gương mẫu đi đầu, tích cực vận động quần chúng hưởng ứng các phong trào địa phương phát động, đặc biệt là góp công sức kiến thiết hạ tầng nông thôn, chung sức xây dựng nông thôn mới, giúp đỡ hộ nghèo, khắc phục ô nhiễm môi trường, xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn…
Theo gương bà, trên 100 hộ dân trong ấp đã hưởng ứng hiến đất hai tuyến đường Hóc Lựu và Lộ Làng đi qua ấp Bình Phong để thi công mở rộng, nâng cấp con đường khang trang, đạt chuẩn nông thôn mới, tạo thuận lợi trong giao thương, buôn bán, tiêu thụ nông sản hàng hóa cũng như đi lại, học hành tại địa phương. Nhờ vậy, xã Tân Mỹ Chánh trở thành xã đầu tiên hoàn thành 19/19 tiêu chí và được công nhận xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Tiền Giang.
Bà Thu luôn quan tâm xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, đi đầu trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Năm 2016, Chi bộ ấp Bình Phong được công nhận là chi bộ trong sạch vững mạnh.
Ông Lê Ngọc Hóa, Bí thư Đảng ủy xã Tân Mỹ Chánh đánh giá, bà Thu là tấm gương cán bộ cơ sở giỏi việc nước, đảm việc nhà. Bà đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, vinh danh về những đóng góp tích cực trong sản xuất, làm giàu chính đáng.
No comments:
Post a Comment