Đại diện Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết nếu Bộ GTVT yêu cầu dời trạm BOT, đến nước cuối cùng chủ đầu tư sẽ giải quyết theo điều khoản trong hợp đồng.
Chiều 17/8, trả lời Zing.vn tại trụ sở Bộ GTVT, ông Lưu Văn Hào, Phó chủ tịch HĐQT Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết sự việc xảy ra ở trạm BOT Cai Lậy không ai mong muốn. Đây là sự việc ảnh hưởng rất nhiều đến lợi ích của doanh nghiệp.
Theo ông Hào, nếu Bộ GTVT yêu cầu di dời trạm BOT vào đường tránh thì sẽ ảnh hưởng đến phương án tài chính của công ty. Chắc chắn việc thu phí ở đường tránh không bù đắp được khoản chi phí chủ đầu tư đã bỏ ra để thực hiện tuyến đường này và cải tạo nâng cấp quốc lộ 1.
Vị này cho hay khi nhận dự án, doanh nghiệp phải căn cứ vào vị trí đặt trạm BOT mới dám đầu tư, ngân hàng cũng dựa vào đó để cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện.
Ông Lưu Văn Hào, Phó Chủ tịch Hội Đồng Quản trị Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang. Ảnh: Phạm Duy. |
“Số kinh phí bỏ ra chủ đầu tư chỉ có hơn 16% vốn, còn lại là tiền của các tổ chức tín dụng. Hiện chúng tôi phải trả lãi hàng tháng nên rất khó khăn. Nếu Bộ GTVT di dời trạm, chúng tôi sẽ yêu cầu trả lại số vốn đã bỏ ra. Hợp đồng đã ký có nêu rõ vị trí đặt trạm BOT rồi”, ông Hào nói.
Trước câu hỏi, nếu bị “ép” doanh nghiệp di dời trạm BOT Cai Lậy vào đường tránh, chủ đầu tư có kiện Bộ GTVT ra tòa, ông Hào khẳng định đó là việc không ai mong muốn. Đầu tiên chủ đầu tư sẽ ngồi lại với Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang. Sau đó sẽ xin các tổ chức tín dụng giãn thời gian trả nợ.
Nếu phải di dời BOT, doanh nghiệp chỉ mong muốn Bộ GTVT, tỉnh trả lại tiền. Sau đó, các cơ quan chức năng xả trạm, miễn phí qua lại cho người dân cũng được.
“Chúng tôi chỉ là doanh nghiệp, đầu tư cũng phải nghĩ đến thu hồi vốn và có lãi. Còn cực chẳng đã mới phải thực hiện theo hợp đồng. Trong hợp đồng có đề cập đến việc ra tòa nếu các bên không xử lý được với nhau”, ông Hào nói.
Đại diện chủ đầu tư cho biết nếu Bộ GTVT ép di dời trạm BOT sẽ giải quyết theo hợp đồng. Ảnh: Việt Tường. |
Ông Hào cho biết trong hợp đồng có đề cập đến việc bồi thường khi phá vỡ hợp đồng hoặc Bộ GTVT mua lại dự án. Khi xảy ra tranh chấp, hai bên không thương thảo được sẽ ra tòa giải quyết.
Phó chủ tịch HĐQT khẳng định trước thực trạng hiện nay, doanh nghiệp chỉ biết trông chờ vào Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang xem xét giải quyết, đảm bảo lợi ích của chủ đầu tư.
Trao đổi với báo chí tại cuộc họp báo chiều cùng ngày, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông Khẳng định sẽ không dời BOT Cai Lậy dù người dân và lái xe tiếp tục phản đối.
Theo Thứ trưởng Đông, hiện trên cả nước có rất nhiều trạm thu phí. Nếu cứ người dân phản đối, phản ứng mà thay đổi vị trí trạm thu phí là không ổn. Hơn nữa, di dời trạm cũng có nghĩa phá vỡ phương án tài chính của các chủ đầu tư.
Cho đến nay, sự việc ở trạm BOT Cai Lậy đã kéo dài 17 ngày. Trong khi tài xế, lái xe yêu cầu di dời trạm thu phí vào trong đường tránh thì Bộ GTVT và tỉnh Tiền Giang chỉ đồng ý "xuống nước" giảm phí, giữ vị trí trạm.
'Nếu Bộ GTVT, tỉnh Tiền Giang phá hợp đồng thì... bởi luongthetrung
No comments:
Post a Comment