Thu phí đường BOT : lợi ít của ai ??? - Thành Phố Mỹ Tho

Unordered List

test banner

TIN NỔI BẬT

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Post Top Ad

Responsive Ads Here

Thursday, August 10, 2017

Thu phí đường BOT : lợi ít của ai ???


Trước tiên, Cai Lậy (huyện)  không phải điểm nóng kẹt xe nhưng vẫn được “đẻ” ra dự án tuyến tránh dài 12,02 km. Tất nhiên, đã là tuyến tránh thì xe có quyền lựa chọn: chạy tránh hoặc đi thẳng quốc lộ 1A như lâu nay. Có lẽ vì thế mà chủ đầu tư dự án BOT tuyến tránh Cai Lậy đã “vẽ” thêm phần phụ trong dự án là nâng cấp 26,5 km quốc lộ 1A và một số cầu, để có cớ chặn ngang quốc lộ 1A mà thu phí. Đã nâng cấp QL1A thì xây dựng tuyến tránh là gì?


Rải thêm lớp nhựa, sơn phết, dặm vá một số chiếc cầu, không cần phải đền bù giải tỏa mở rộng gì thêm. Và đầu tư dự án này 1.398 tỉ đồng để được thu phí trong 6 năm 5 tháng. Năm 2016, quốc lộ 1A qua tỉnh Tiền Giang trung bình mỗi ngày đêm có hơn 51.000 ô tô các loại lưu thông qua. Chỉ tính mức thu thấp nhất đối với xe dưới 7 chỗ là 35.000 đồng/lượt nhân với 51.000 lượt xe ô tô, mỗi ngày đêm trạm này thu 1,785 tỉ đồng. Nhân lên với 6 năm 5 tháng, nhà đầu tư sẽ thu về ít nhất gần 4.176 tỉ đồng. Chỉ sau hơn 6 năm đầu tư vốn, con số thu về quá hấp dẫn và siêu lợi nhuận sao không ham? Chưa kể xe từ 12 - 30 chỗ thu 50.000 đồng, xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, container 40 feet bị thu đến 200.000 đồng/vé!

Giờ đây “đè” dân nộp phí!? Chính vì thế mà cánh tài xế và chủ xe bức xúc. Thay vì 26,5 km quốc lộ 1A ấy phải được ngân sách lấy từ số tiền mà họ bỏ ra hàng năm đóng phí đường bộ để tu sửa thì lại “nhường” cho nhà đầu tư BOT để có cớ mà thu phí. Người dân chưa hoặc không cần đường tránh Cai Lậy. Và khi đã có đường tránh, họ đi theo đường cũ là quốc lộ 1A nhưng vẫn phải đóng phí cho “siêu dự án” đường tránh được vẽ ra.

Quốc lộ 1A hình thành từ rất lâu bằng tiền thuế của dân. Vậy sao Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư BOT khoác thêm chiếc “áo mới” sơ sài từ “khung sườn” cũ, rồi bắt dân nộp tiền?

Đường tránh TP.Tân An (Long An) hay TP. Vĩnh Long vẫn không phải đóng tiền. Còn chỉ với đường tránh 1 thị xã nhỏ chưa cần thiết nhưng vẫn làm và phải mất tiền. Nếu trạm thu phí này hoạt động suôn sẻ, tương lai ai dám chắc không có “cố vấn” vẽ ra đường tránh… chợ huyện, thậm chí chợ xã, để thu phí theo kiểu như vậy?

Bên cạnh đó, khoảng cách giữa các trạm thu phí trên cùng một tuyến đường, theo quy định, phải đạt tối thiểu 70 km. Trên thực tế, khi đi từ TP.HCM về miền Tây, sau khi nộp phí khi kết thúc tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương, thì chỉ cần chạy thêm khoảng 30 km nữa là tài xế phải đóng tiếp cho trạm Cai Lậy.

Người dân không tiếc tiền để đóng góp đầu tư mới hệ thống giao thông cho thuận tiện hơn nhưng đừng "ép" dân đóng góp một cách vô lý với dự án tự đẻ ra khi chưa cần thiết vì lợi ích gì? lợi ích của ai? Và quan trọng nhất là người dân cần một sự minh bạch, rõ ràng.

Vậy rõ ràng, công khai, minh bạch ra sao? Số tiền 300 tỉ đồng và đoạn 26,5km quốc lộ 1A với 14 cây cầu. Nếu đúng thì người dân sẽ vui vẻ cho thu phí tới khi đủ 300 tỉ đồng thì dời trạm lại về đúng vị trí của nó. Còn đường tránh ai đi thì đóng phí để đi là hợp lý hơn và không cớ gì nâng cấp QL 1A tốt hơn lại làm thêm đường tránh vậy hóa ra là đường tránh là dư thừa? Thu lại hơn 1.000 tỉ đồng và đến bao giờ thu hết là chuyện của Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang trong bài toán kinh doanh.

“Vấn đề đặt trạm thu phí trên QL1, được sự chấp thuận của Bộ GTVT, Bộ Tài chính và UBND tỉnh Tiền Giang. Còn mức thu phí là do Bộ Tài chính ban hành khu giá, công ty không thể tự đặt ra”, theo lời ông Hiệp - GĐ đơn vị đầu tư nói thì cơ quan cấp Bộ đã sai quy định khi duyệt cấp phép dự án và phương án thu phí!? Và trong kinh doanh: không biết nguồn thu có chắc chắn hay không và bao lâu thu lại phụ thuộc vào người khác tính toán thì Chủ đầu tư vẫn mạo hiểm làm!?

Lãnh đạo tỉnh Tiền Giang vẫn muốn xe cộ khi qua tỉnh mình phải đóng thêm “thuế đường” để rồi bị ảnh hưởng đến mời gọi đầu tư, làm tăng giá sản phẩm hàng hóa.. trong khi lẽ thường là phải rải thảm đỏ bỏ phí ra để mời gọi!?

No comments:

Post Top Ad

Responsive Ads Here