Vĩnh Phúc xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử “hoành tráng” với tổng trị giá 270,9 tỉ đồng đang ra nhiều gây tranh cãi.
Theo quyết định phê duyệt đầu tư của chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 10-2011, Văn Miếu được xây dựng tại khu đô thị Hà Tiên (phường Liên Bảo, TP Vĩnh Yên) trên diện tích 4,241 ha do Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 270,9 tỉ đồng.
Lý do để xây dựng Văn Miếu được thể hiện trong tờ trình của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở VH-TT-DL: “Là nơi thờ Khổng Tử, nhà tư tưởng và giáo dục lớn thời cổ đại.
Các nước theo Nho giáo trước đây như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam đều xây dựng Văn Miếu…”
Ngoài ra, tại Vĩnh Phúc, khởi đầu có Văn Miếu phủ Tam Đới đời nhà Lê. Phủ này được thành lập vào niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469) đời Lê Thánh Tông.
Đến năm 1822, khi tên phủ Tam Đới đổi thành phủ Vĩnh Tường, Văn Miếu phủ Tam Đới chuyển giao cho Vĩnh Tường quản lý rồi trở thành Văn Miếu của tỉnh Vĩnh Yên (nay là TP Vĩnh Yên).
Do đó, “Việc xây dựng Văn Miếu ở Vĩnh Phúc là cần thiết nhằm tái hiện, kế thừa một di tích lịch sử quan trọng; tưởng niệm các danh nhân văn hóa đạo cao đức trọng của Vĩnh Phúc và tiếp nối truyền thống hiếu học của dân tộc, của người Vĩnh Phúc”.
Theo thiết kế, Văn Miếu sẽ thờ tự bài vị Khổng Tử. Tuy nhiên, ông Trần Mạnh Định – Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Vĩnh Phúc cho hay, trong quá trình xây dựng đã có một số tranh cãi về bài trí thờ tự bài vị Khổng Tử.
Đã có ý kiến đề nghị không đưa bài vị của Khổng Tử vào thờ tại Văn Miếu.
Sắp tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức hội thảo để xin ý kiến các nhà khoa học, lịch sử và cơ quan liên quan xung quanh chuyện này.
Điều đáng nói, Văn Miếu của Vĩnh Phúc xây dựng trong bối cảnh hơn 1.000 di dích của tỉnh này, trong đó có 65 di tích quốc gia vẫn thiếu ngân sách để duy tu, bảo tồn, phải trông chờ vào nguồn xã hội hóa.
Mặt khác, nhiều công trình y tế như Bệnh viện Đa khoa tỉnh thì xây dựng nhiều năm nay vẫn chưa xong vì thiếu vốn ngân sách .
Dưới đây là những hình ảnh công trình Văn Miếu của Vĩnh Phúc do phóng viên Báo Người Lao động ghi nhận đầu tháng 6-2015:
Cổng vào với tứ trụ bằng đá xanh
Qua Tứ trụ là cầu đá để bước vào bên trong
Bên trong là hồ Thiên Quang như thiết kế hồ Thiên Quang của Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Hà Nội
Hai hàng bia đá khắc tên Tiến sỹ thời xưa
Gác chuông đối xứng với gác trống phía bên trong sân Văn Miếu
Một góc Đại thành môn, ngăn giữa khu vực hồ Thiên Quang và sân hành lễ, rất giống với Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Hậu cung của Văn Miếu ở Vĩnh Phúc
Một góc nhìn từ hậu cung
Công trình được đầu tư làm bằng gỗ lim, sơn son thếp vàng, nền đá hoành tráng
Sân hành lễ rất rộng. Ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám, đây là nơi thầy Chu Văn An dạy học
Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện
Công trình mang dáng dấp của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đang gây nhiều tranh cãi
Nguồn : Soha.vn
Bình luận
No comments:
Post a Comment